8 trường phái kiến trúc phổ biến nhất hiện nay

8 trường phái kiến trúc phổ biến nhất hiện nay

Thiết kế kiến trúc là công việc chuẩn bị quan trọng trước khi tiến hành những công đoạn tiếp theo khi xây nhà. Mỗi trường phái thiết kế kiến trúc lại có những đặc điểm và những nét rất riêng. Trên thực tế, các thiết kế kiến trúc thường bị pha trộn do sự không am hiểu một cách đúng đắn về mỗi trường phái kiến trúc. Việc hiểu đúng và phân biệt giữa các trường phái kiến trúc giúp ta thiết kế nhà khoa học và giàu tính thẩm mỹ hơn. Cùng Zhome tìm hiểu chi tiết về.8 trường phái kiến trúc phổ biến nhất hiện nay qua nội dung dưới đây.

8 trường phái kiến trúc phổ biến nhất hiện nay

Đây là những trường phải kiến trúc nổi tiếng, được nhiều người biết đến và áp dụng tại Việt Nam. Mỗi trường phái có những ưu điểm riêng phù hợp với sở thích và tính cách riêng của mỗi gia chủ.

*** Tham khảo thêm video giới thiệu 8 trường phái thiết kế kiến trúc:

1. Trường phái Tân Cổ Điển: Sự quý phái – sang trọng của giới thượng lưu

Đây là một trường phái được sử dụng khá phổ biến hiện nay. Kiến trúc Tân Cổ Điển giàu tính thẩm mỹ và mang lại sự đẳng cấp cho ngôi nhà.

Trường phái kiến trúc Tân cổ điển thường sử dụng những họa tiết, chạm khắc cầu kỳ cho các mảng tường và trần nhà để mang lại giá trị thẩm mỹ và nghệ thuật cao. Bên cạnh đó là sự cân bằng và đối xứng trong không gian, màu sắc trang nhã, quyền quý, Tất cả đã làm nên một phong cách Tân Cổ Điển đẳng cấp, đầy mê hoặc với bất kỳ ai, được giới nhà giàu vô cùng ưa chuộng.

>>> Xem thêm: Trường phái kiến trúc Tân Cổ Điển

*** Một số hình ảnh về Trường phái kiến trúc Tân Cổ Điển:

2. Trường phái Hiện đại: Sự tiện nghi – thoải mái trong mọi sinh hoạt

Cùng với trường phái kiến trúc Tân Cổ Điển, Trường phái kiến trúc hiện đại được sử dụng khá phổ biến hiện nay, đặc biệt là tại các khu vực thành thị. Đây là trường phái thường sử dụng những màu sắc chủ đạo trung tính như màu trắng, xám, đen… Cùng với đó, sự kết hợp giữa các màu sắc đối lập giúp tạo thêm điểm nhấn trong không gian.

Những vật liệu làm nên sự sang trọng của không gian kiến trúc hiện đại thường lại kính, gỗ, bê tông, thép,… thay thế cho những vật liệu cổ điển. Đây cũng là phong cách đơn giản và không sử dụng nhiều họa tiết điêu khắc cầu kỳ như phong cách cổ điển hay Tân Cổ Điển. Đồng thời, phong cách kiến trúc hiện đại cũng đề cao sự tiện nghi cho sinh hoạt hàng ngày.

>>> Tìm hiểu thêm về Trường phái kiến trúc Modern – Hiện đại

*** Một số hình ảnh về Trường phái kiến trúc Modern – Hiện đại:

3. Trường phái Đông Dương: Sự ấm áp – Hoài cổ mang đậm văn hóa phương Đông

Trường phái kiến trúc Đông Dương với đặc trưng kế thừa từ những truyền thống văn hóa phương Đông mà nổi bật nhất là văn hóa Nhật và Trung Hoa để phát triển thành một trường phái kiến trúc phù hợp cho người phương Đông. Trường phái kiến trúc Đông Dương mang lại cho ta cảm giác ấm áp, gợi nhớ sâu sắc về đặc trưng của nền văn hóa xưa của các quốc gia phương Đông.

>>> Tham khảo về

*** Một số hình ảnh về Trường phái kiến trúc Đông Dương:

4. Trường phái Bắc Âu: Nét kiến trúc mang đặc điểm xứ lạnh .

Bắt nguồn từ xứ lạnh Bắc Âu, đây là trường phái tạo cho người ta cảm giác được hòa mình vào không gian vùng băng tuyết mới mẻ. Đây cũng là trường phái được áp dụng tại nhiều ngôi nhà Việt nhằm tạo ra sự lạ mắt và ấn tượng.

Trường phái Bắc Âu sử dụng màu sắc chủ đạo thường là màu trắng của băng tuyết, kết hợp với màu nâu giúp không gian bớt đi sự đơn điệu và có thêm điểm nhấn.

Sự đơn giản mà tinh tế trong nội thất, những mảng tường trắng kết hợp cửa sổ lớn lấy ánh sáng tự nhiên cũng là một số đặc trưng để bạn dễ dàng nhận biết phong cách Bắc Âu.

Tìm hiểu thêm về Trường phái kiến trúc Scandinavian – Bắc Âu

*** Một số hình ảnh về Trường phái kiến trúc Scandinavian – Bắc Âu:

5. Trường phái Nhật Bản: Sự thanh cao – đơn giản từ lối sống của con người xứ sở Phù Tang

Trường phái kiến trúc Japanese – Nhật Bản mang lại cho người ta cảm giác thư thái, nhẹ nhàng với cảm giác sống thanh tao và gần gũi với tự nhiên. Lỗi sống bình dị mà tao nhã này cũng là lối sống đặc trưng, nổi tiếng của người Nhật. Đặc điểm của trường phái Nhật Bản này còn được thể hiện rõ hơn qua những đồ dùng đặc trưng của người Nhật Bản như: Chiếu Tatami, Cửa trượt bằng gỗ (shoji), giường bệt,…

Sự gần gũi với thiên nhiên được thể hiện rõ qua các vật liệu tự nhiên, kèm theo đó là thiết kế sân vườn, không gian lấy sáng và lấy gió tự nhiên mang lại sự thoáng đãng và thoải mái.

*** Một số hình ảnh về Trường phái kiến trúc Japanese – Nhật Bản:

6. Trường phái Công nghiệp: Sự đơn giản, thô sơ, thuần túy và mộc mạc tới từ lối sống “vội” sản sinh trong cuộc cách mạng công nghiệp của thế kỷ XX

Đây là trường phái kiến trúc được hình thành từ những công xưởng bỏ không tại Châu Âu được thiết kế lại để thành nhà ở. Qua nhiều sự cải tiến đổi mới, nó đã phát triển thành một trường phái kiến trúc riêng và mang những đặc trưng giống với những công xưởng, nhà máy được cải tạo lại.

Đặc trưng cơ bản để nhận biết trường phái kiến trúc này là những mảng tường gạch, những khung sắt lớn làm cửa sổ, Không gian rộng mở, nối liền từ phòng khách đến phòng bếp, những vật liệu nội thất đậm chất công nghiệp bằng kim loại, da hay màu sắc tối đều là những đặc trưng làm nên phong cách kiến trúc này.

>>> Tìm hiểu chi tiết: Trường phái kiến trúc Industrial – Công nghiệp

*** Một số hình ảnh về Trường phái kiến trúc Industrial – Công nghiệp:

7. Trường phái Tối giản: Vẻ đẹp đến từ sự tối giản luôn trường tồn với thời gian

Tên gọi giống như đặc điểm chung của trường phái này. Đây là trường phái đề cao sự tối giản với đặc điểm lược bỏ những đường nét rườm rà để tạo ra một không gian thoải mái, bình dị cho những gia chủ yêu thích sự tối giản.

Trường phái Tối giản sử dụng những đường nét thẳng trong không gian kết hợp với màu sắc đơn giản như màu bóng của inox, các màu trung tính và tránh dùng những màu sắc sặc sỡ. Những vật liệu đơn giản như gỗ, đá, bê tông cũng được sử dụng khá phổ biến trong phong cách kiến trúc này.

Đây là phong cách có cách bài trí tự do với đặc điểm không gian được giản lược mà không phải là trống rỗng, không sử dụng nội thất cao cấp mà vẫn cho thấy sự tinh tế và độc đáo rất riêng từ sự tối giản mà không trường phái nào có.

>>> Tìm hiểu thêm về Trường phái kiến trúc Minimalist – Tối giản

*** Một số hình ảnh về Trường phái kiến trúc Minimalist – Tối giản:

8. Trường phái Thô mộc: Cho những ai yêu thích thiên nhiên, thích sự giản dị và mộc mạc

Đặc trưng cơ bản chi có ở trường phái Rustic – Thô mộc chính là sự thô sơ, đơn giản một cách mộc mạc nhất. Chính sự mộc mạc này lại tạo nên độc đáo cho không gian sống.

Bên cạnh đó, sự gần gũi với tự nhiên, sử dụng những nội thất đúng chất thô mộc như gỗ, đá, gạch, đất nung,… cũng là một đặc trưng mà chỉ trường phái Thô mộc mới có. Với những người yêu thích sự mộc mạc, thô sơ và yêu tự nhiên, đây chính là phong cách phù hợp để lựa chọn cho không gian sống của mình.

>>> Xem thêm về Trường phái kiến trúc Rustic – Thô mộc

*** Một số hình ảnh về Trường phái kiến trúc Rustic – Thô mộc:

Trên đây là những trường phái kiến trúc phổ biến hiện nay. Mong rằng qua những giới thiệu của Zhome bạn sẽ hiểu thêm về các trường phái kiến trúc và có sự lựa chọn trường phái phù hợp nhất cho ngôi nhà của mình nhé!

>>> Tham khảo thêm: 4 phong cách kiến trúc thịnh hành nhất hiện nay