Không gian nhà ở theo trường phái Japanese – Nhật Bản

Không gian nhà ở theo trường phái Japanese - Nhật Bản

Tiếp tục hôm nay Zhome sẽ lại mang đến cho bạn một phong cách, trường phái thiết kế mới cho không gian nhà ở. Một trong những trường phái cũng đang rất được ưa thích hiện nay là không gian nhà ở theo trường phái Japanese – Nhật Bản. Cùng chúng tôi tìm hiểu những đặc điểm của phong cách này qua nội dung bài viết sau đây nhé.

Không gian nhà ở theo trường phái Japanese – Nhật Bản

Không gian nhà ở theo trường phái Japanese - Nhật Bản

Nhật Bản là một quốc gia không những phát triển về kinh tế mà còn có nền văn hóa lâu đời mà các nét kiến trúc, bài trí không gian cũng là một văn hóa đặc sắc. Trong những nét rất riêng này, chúng tôi xin giới thiệu và trình bày sau đây những nét đặc trưng trong màu sắc, nội thất cũng như trang trí không gian của phong cách Nhật Bản để bạn cùng tham khảo.

Là một trong 8 trường phái kiến trúc phổ biến nhất hiện nay, Phong cách Japanese – Nhật Bản được áp dụng khá phổ biến cho những căn nhà phố, biệt thự tại Việt Nam.

Bạn đã biết gì về trường phái Japanese – Nhật Bản

Thiết kế nhà ở, nhà phố theo phong cách Nhật Bản mang lại cho người ta cảm giác bình dị với vẻ đẹp nhẹ nhàng. Trường phái thiết kế Nhật Bản mang lại cho người ta cảm giác thoải mái, thư thái, dễ chịu, hòa mình vào thiên nhiên đối lập với cuộc sống xô bồ nơi thành thị.

Trường phái kiến trúc Nhật Bản mang lại cho người ta những cảm giác gần giống những kiểu kiến trúc hiện đại, tuy nhiên vẫn có những nét đặc trưng rất riêng của phong cách Nhật Bản. Cụ thể đó là những đặc điểm đơn giản của các yếu tố truyền thống, bố trí không gian tinh tế và thường sẽ có thêm phần sân vườn kiểu Nhật với những chi tiết tiểu cảnh điển hình.

Không gian theo trường phái Nhật Bản thường chú trọng theo không gian mở đón ánh sáng và gió tự nhiên. Cùng với đó là đề cao sự thông thoáng và thuận tiện trong sinh hoạt của mỗi thành viên.

Tại sao trường phái kiến trúc Nhật Bản được nhiều người Việt Nam ưa chuộng

Con người Nhật Bản có rất nhiều điểm để nhiều người học tập, một trong số đó là lối sống cũng như cách bố trí không gian. Mỗi người có một sở thích khác nhau về trường phái kiến trúc, riêng với trường phái kiến trúc Nhật Bản thường mang đến cho người Việt cảm giác mới mẻ, độc đáo và thanh cao. Ngoài ra, sự thân thiện với thiên nhiên, lối sống bình dị cũng là những lý do mà người ta lựa chọn trường phái này.

Những đặc trưng cơ bản của trường phái thiết kế kiến trúc Japanese – Nhật Bản

Màu sắc đặc trưng của trường phái Japanese – Nhật Bản

Màu sắc được sử dụng phổ biến trong phong cách Japanese – Nhật Bản là những màu thể hiện sự đơn giản.. Không gian thường sẽ bao gồm ba màu với một màu chủ đạo, một màu nền cùng một màu nhấn. Với màu sắc trung tính cho tường nhà sẽ làm nổi bật các nội thất trang trí cho không gian và giúp không gian thêm phần ấn tượng..

Phong cách Nhật Bản ưa chuộng sự đơn giản, thanh nhã, vì vậy mà các màu đơn sắc, màu tự nhiên, trung tính thường được ưu tiên lựa chọn. Màu sắc theo trường phái Nhật toát lên vẻ lịch sự, ấm áp, thể hiện được sự bình yên, đơn giản. Các màu đơn sắc cũng tạo ra sự tĩnh lặng và rất phù hợp cho phong cách này.

Cùng với sự đơn giản là sự kết hợp giữa 2 màu sáng và tối, đậm và nhạt trong phong cách Nhật Bản, Tạo nên vẻ đẹp hài hòa cho không gian.

Đặc điểm của nội thất theo trường phái Japanese – Nhật Bản

Phong cách Nhật Bản đề cao nội thất với đặc điểm trầm mặc, đơn giản mà thanh tao, giúp cho con người ta tĩnh tâm với không gian thoáng. Đề cao sự nhẹ nhàng, gọn gàng, tránh sử dụng các đồ nội thất gỗ nặng và chỉ dùng các loại bàn ghế, kệ gỗ nhỏ màu sáng. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể bài trí những đồ nội thất giúp ánh sáng đi qua ví dụ như bàn bằng kính giúp không gian thêm cảm giác rộng rãi.

Với không gian chật, bạn có thể sử dụng những nội thất thông minh nhằm tiết kiệm không gian tối đa và giúp tạo thêm sự gọn gàng. Đặc điểm của nội thất theo phong cách này là thể hiện sự gắn liền với tự nhiên với các vật liệu như tre, gỗ, mây. Đặc biệt sàn nhà phải bằng gỗ, tạo cảm giác đi lại thoải mái hơn. Đặc biệt cần tránh những bài trí rườm rà, rối mắt, đề cao sự đơn giản.

Trang trí không gian theo trường phái Nhật Bản

Phong cách Nhật Bản sử dụng phổ biến những bức tranh treo tường để trang trí. Các đồ trang trí theo phong cách nhật bản cũng sử dụng nhiều chất liệu tự nhiên. Bên cạnh đó là sự đơn giản, tao nhã và bớt đi những chi tiết rườm rà.

Chủ đề thể hiện của trường phái kiến trúc Nhật Bản

Một đặc trưng khác của không gian nhà ở theo trường phái Nhật Bản chính là không gian xanh thân thiện với thiên nhiên. Bên cạnh những vật liệu gỗ như bàn ghế gỗ thì các chậu cây cũng cần thiết được sử dụng để tạo thêm điểm nhấn cho không gian.

Các ngôi nhà theo phong cách Nhật cũng thường ít vách ngăn giúp cho tạo thêm sự gần gũi và không gian được thông thoáng. Cùng với yếu tố thiên nhiên được kết hợp, người ta có cảm giác được ở trong một không gian nhà mộc chính hiệu.

Vật liệu xây dựng

Chính vì đặc điểm hướng đến sự gần gũi thiên nhiên trong trường phái kiến trúc Nhật Bản mà các vật liệu được sử dụng làm từ gỗ khá nhiều.

Các vật liệu gỗ tự nhiên được sử dụng phổ biến như thông, tuyết tùng, bách để dựng nhà và làm đồ thủ công mỹ nghệ. Các nội thất như bàn ghế, sàn nhà, cửa lùa thường rất hay được sử dụng chất liệu gỗ.

Chiếu Tatami – một nét đặc trưng của người Nhật

Bạn đã từng biết đến Chiếu Tatami của người Nhật chưa. Nếu sử dụng vật loại đồ dùng này, nhà của bạn sẽ thâm phần phong cách Nhật. Đây là loại chiếu cói trải sàn được làm bởi rơm khô nên giúp giữ nhiệt tốt cùng độ đàn hồi cao, giúp người sử dụng cảm thấy thoải mái, êm ái khi ngồi lên. Loại chiếu này sử dụng tốt trong điều kiện độ ẩm cao, chúng tạo ra sự ấm áp trong mùa đông và sự mát mẻ vào mùa hè.

Cửa trượt bằng gỗ (shoji)

Các căn nhà của người Nhật hầu như đều có bố trí cửa trượt gỗ Shoji trong nhà. Đây là điểm đặc trưng trong phong cách nhà của người Nhật, vừa cho thấy sự tiện lợi, vừa tiết kiệm không gian hiệu quả..

 

Bố trí các phòng theo phong cách Nhật Bản

Phong cách Nhật Bản chú trọng vào công năng riêng phù hợp với mỗi phòng, loại đi những chi tiết không cần thiết, mang lại cho không gian vẻ đẹp đơn giản mà hiện đại.

Bên cạnh những đặc trưng cơ bản đã nêu, Zhome xin đưa ra những gợi ý để bạn có thể lấy ý tưởng thiết kế không gian các phòng sao cho phù hợp nhất.

Đối với phòng khách

Với phong cách thiết kế kiểu Nhật, Phòng khách thường được sử dụng các vật liệu bằng gỗ kết hợp với những hình khối vuông vức, đầy sáng tạo. Ngoài ra, để thể hiện đặc trưng kiểu Nhật rõ nét hơn, bạn cũng có thể tham khảo để bố trí phòng khách theo kiểu ngồi bệt – Một nét truyền thống thường thấy từ người Nhật.

Sự giản dị, tinh tế cũng là điều bạn nên quan tâm và thể hiện trong phòng khách nhà mình. Bằng những đường nét đơn giản, ít chi tiết, không cầu kỳ, tối giản đồ nội thất, bạn đã có thể tạo ra một không gian rất riêng mang phong cách của người Nhật

Ngoài việc sử dụng ít đồ nội thất, những đồ điện tử cũng bị hạn chế sử dụng để tạo ra không gian sống mang đậm tính truyền thống và giúp gắn kết tình cảm gia đình nhiều hơn.

Đối với phòng bếp

Ánh sáng tự nhiên cần được tận dụng tối đa. Bạn có thể bố trí các cửa sổ nhằm lấy sáng hiệu quả, thân thiện với thiên nhiên cũng như giúp phòng bếp thêm sáng sủa.

Đồ gỗ là một vật liệu rất quan trọng trong thiết kế kiến trúc theo phong cách Japanese – Nhật Bản. Với phòng bếp, vật liệu gỗ sử dụng một cách đơn giản với bàn, kệ tủ hay sàn nhà. Với những thiết kế và màu sắc đơn giản, nhẹ nhàng, ấm áp, phòng bếp của bạn sẽ thêm phần không khí gia đình trong những bữa cơm.

Đối với phòng ngủ

Với sự đơn giản, bình yên, phòng ngủ cũng là nơi được bố trí nội thất tối giản đến mức có thể và chỉ hướng đến công năng của phòng. Thiết kế phòng ngủ theo kiểu này, bạn sẽ thật sự được nghỉ ngơi, thư giãn sau một ngày làm việc mệt nhọc.

Bạn cũng có học theo tính giản dị của người Nhật với bố trí giường bệt thay vì giường chân cao. Một chiếc giường thấp như vậy cũng sẽ giúp bạn cảm thấy căn phòng rộng và thoáng hơn.

Một gợi ý khác cho bạn là sử dụng tranh treo tường. Các bức tranh thêu hoa, tranh thiên nhiên, tranh chữ cũng hay được sử dụng với phong cách này.

Đối với phòng tắm

Phòng tắm theo trường phái kiến trúc Nhật Bản rất chú trọng đến sự đơn giản nhưng tiện nghi. Bạn có thể lựa chọn màu trắng hoặc màu nâu vàng cho phòng tắm của mình.

Phong cách Japandi kết hợp từ phong cách Japanese và Scandinavian

Đây là phong cách Nhật Bản được cải tiến với sự kết hợp cùng phong cách kiến trúc tối giản Scandinavian – Bắc Âu giúp tạo ra một không gian kiến trúc hoàn hảo. Phong cách này mang lại vẻ đẹp lịch sự, ấm áp cùng với sự thanh lịch, cá tính.

Đây là ý tưởng kiến trúc đang rất được chào đón trong thời đại hiện đại và phát triển về kiến trúc như ngày nay. Là phong cách đổi mới hiện đại, Japandi sở hữu nhiều ưu điểm của phong cách hiện đại dù bắt nguồn từ thiên nhiên thô sơ. Sự đa dạng màu sắc được phối hợp giữa 2 trường phái thiết kế đã tạo ra sự nhẹ nhàng, thoải mái, bình yên cho gia chủ khi sinh sống trong không gian mới mẻ này.

Japandi quá đặc thù như trường phái Nhật Bản và không nhiều họa tiết thể hiện như phong cách Bắc Âu,. Japandi là sự phối hợp hoàn hảo giữa hai phong cách với mảng đen đậm hoặc gam màu sáng được trộn và phối với đồ trang trí đen theo tỷ lệ phù hợp.

Cùng những đồ trang trí đậm nét Nhật Bản, phong cách này sẽ trở nên hoàn hảo hơn. Những món đồ mộc, đồ gốm, bình hoa hay đơn giản chỉ là nhánh cây khô cũng giúp tạo nên không gian có sức hút mạnh mẽ. Bên cạnh chất liệu thô, đồ vật nhỏ xinh xắn nên được ưu tiên nhằm giúp không gian trở nên thông thoáng, rộng rãi.

Bạn có thể bố trí thêm cây xanh cho không gian phong cách Japandi. Đây là cách bố trí thông minh và được áp dụng rộng rãi với phong cách thiết kế này..

Hy vọng qua sự giới thiệu của chúng tôi, bạn đã phần nào hiểu được về trường phái thiết kế theo phong cách Nhật Bản. Nếu còn thắc mắc gì, bạn hoàn toàn có thể liên hệ với Zhome để được tư vấn thêm nhé.

*** Tìm hiểu thêm:

Kiến trúc xây dựng ZHOME

Địa chỉ: số 16/5 đường D5, KDC Chánh Nghĩa, Thủ Dầu Một, Bình Dương

Hotline: 0916.002.290

Email: zhome.contact@gmail.com

MST: 3702696376

Nơi Cấp: Sở Kế Hoạch Đầu Tư Tỉnh Bình Dương