Tiếp nối những trường phái thiết kế kiến trúc mà Zhome đã giới thiệu cho bạn trong những bài viết trước đây, hôm nay, Zhome lại tiếp tục giới thiệu đến bạn một phong cách thiết kế kiến trúc mới, đó là phong cách Industrial – Công nghiệp. Hãy cùng tìm hiểu phong cách này để áp dụng cho không gian nhà ở của mình nhé.
Contents
Phong cách Industrial – Công nghiệp là gì?
Phong cách Industrial – Công nghiệp được hình thành trong bối cảnh cách mạng công nghiệp ở Châu Âu xuống dốc đầu thế kỷ XX. Với ý tưởng tái xây dựng những nhà máy, công xưởng bị bỏ hoang thành khu dân cư cho con người sinh sống, các kiến trúc sư đã tận dụng những gì có sẵn, cải tạo lại để tạo ra một không gian sinh sống hết sức độc đáo, ấn tượng. Phong cách Công nghiệp cũng được hình thành và phát triển từ đây.
Phong cách thiết kế công nghiệp cho thấy sự đơn giản, thô sơ nhưng không kém phần độc đáo, mới lạ. Chính sự độc đáo này đã làm phong cách công nghiệp được nhiều người ưa thích và lựa chọn trong suốt hơn 1 thế kỷ qua. Những chi tiết rườm rà, xa hoa được loại bỏ và thay thế bằng sự đơn giản, thô sơ, thuần túy, mộc mạc, giữ lại những gì cần thiết nhất cho mục đích sử dụng.
Đặc điểm của thiết kế nhà ở theo phong cách Industrial – Công nghiệp
Đặc điểm của tường nhà
Đặc trưng cơ bản của trường phái thiết kế kiến trúc theo phong cách Công nghiệp là việc bố trí những mảng tường thô với gỗ tự nhiên, gạch hoặc bê tông mài. Chính đặc điểm này đã tạo nên đặc trưng công xưởng trong không gian sinh sống, qua đó cho ra một mô hình nhà ở đầy độc đáo và thu hút.
Với những mảng tường như thế này, người ta có phần hoài niệm về nền công nghiệp cũ, có chút cổ điển và với giá trị thẩm mỹ rất cao.
Đặc điểm về ánh sáng và cửa sổ lớn
Ánh sáng là thành phần rất quan trọng trong mọi phong cách thiết kế và phong cách công nghiệp cũng thế. Ánh sáng thật sự quan trọng khi màu sắc chủ đạo thường được sử dụng cho phong cách này là màu trầm và tối. Do đó việc lấy sáng hợp lý là cực kỳ quan trọng để không gian không bị quá tối.
Việc bố trí những cửa sổ rộng để lấy sáng tự nhiên cần được áp dụng. Cùng với bố trí cửa hợp lý để lấy ánh sáng tự nhiên, các bóng đèn cũng được sử dụng một cách chu đáo.
Đặc điểm tối giản của không gian mở
Sự độc đáo và mới lạ của trường phái thiết kế kiến trúc theo phong cách công nghiệp là điều mà nhiều người rất yêu thích. Đặc điểm này xuất phát từ không gian tưởng chừng đơn giản, mộc mạc nhưng đầy ngụ ý. Theo đó, một không gian với diện tích sàn nhà rộng thoáng, ít đồ nội thất chính là đặc trưng tiêu biểu. Ngoài ra, một số đồ dùng trang trí nhỏ có thể được sử dụng để làm không gian thêm phần nổi bật khi nội thất được bố trí tối giản.
Đặc điểm về nội thất
Màu tối thường được sử dụng cho nội thất theo phong cách này. Cùng với đó, các vật liệu bằng kim loại cũng được sử dụng màu đen cho phù hợp. Những đồ nội thất như ghế sofa, ghế đôn cũng hay sử dụng bọc da bên ngoài.
Với đặc điểm nội thất càng tối giản càng tốt, việc bố trí cây xanh cũng nên sử dụng với số lượng ít để giúp tối ưu không gian sống một cách hợp lý nhất.
Đặc điểm của thiết kế cầu thang
Phong cách Industrial sử dụng cầu thang khá phổ biến để kết nối gác lửng và tầng trệt. Không giống như những chất liệu cầu thang của các trường phái khác, phong cách công nghiệp thường sử dụng cầu thang với chất liệu gỗ và kim loại phủ sơn đen và những bậc thang thường được làm nhám bề mặt để chống trơn, trượt khi lên xuống.
Đặc điểm về màu sắc
Những màu sắc như trắng, xám, đen, navy và màu gỗ tối được sử dụng thường xuyên trong những kiến trúc theo trường phái Công Nghiệp. Màu sắc cũng có thể ấm hơn nếu bạn thích nhưng không nên sử dụng quá nhiều để tránh làm mất đi đặc trưng cơ bản của phong cách này.
Điểm nhấn trong thiết kế
Sự đối lập và sáng tạo thường được thể hiện và là điểm nhấn trong thiết kế kiến không gian theo phong cách Công Nghiệp. Chẳng hạn như nếu bạn dùng màu tối cho thảm trải sàn thì một số đồ dùng trong phòng có thể dùng màu sáng một chút để tạo ra sự đối lập và làm điểm nhấn. Với bộ sofa, phong cách công nghiệp sử dụng thường là những màu trung tính nên khả năng lựa chọn màu sắc cho các vật dụng xung quanh khá đa dạng để giúp không gian thêm điểm nhấn.
>> Xem thêm: 8 trường phái kiến trúc phổ biến nhất hiện nay
Gợi ý về những mẫu thiết kế kiến trúc cho các phòng theo phong cách Công nghiệp
1. Phòng khách
Phòng khách là khu vực thể hiện được nhiều đặc điểm của phong cách công nghiệp hơn cả.
Phòng khách trong phong cách Công nghiệp nên được thiết kế không gian mở, thoáng và gắn liền với phòng bếp giống như nhiều mẫu thiết kế căn hộ mà bạn thường thấy. Bên cạnh đó, việc sử dụng thêm nội thất gỗ giúp tô thêm những nét đặc trưng của phong cách Công nghiệp.
2. Phòng bếp
Thay vì một không gian phòng bếp, bàn ăn kín và tách biệt với những không gian khác thì với phong cách công nghiệp, phòng bếp thường sẽ gắn liền với phòng khách và tạo sự kết nối liền mạch. Kiểu thiết kế này đặc biệt phù hợp với những không gian diện tích nhỏ và không gian sinh hoạt bị thu hẹp.
Để phòng bếp của bạn thể hiện đầy đủ theo phong cách kiến trúc công nghiệp thì cần thẻ thiện đầy đủ các đặc trưng của trường phái này mà chúng tôi đã nêu ở trên.
3. Phòng ngủ
Những đặc điểm cơ bản của trường phái kiến trúc Công nghiệp được áp dụng hài hòa như đặc điểm của tường thô bằng vật liệu phù hợp, màu sắc tự nhiên không cần xử lý.
Cùng với đó, các đặc điểm khác như giá trang trí, bàn làm việc, giá sách có thể sử dụng kim loại đen giúp không gian thêm mạnh mẽ và phù hợp với đặc trưng của phong cách Công nghiệp. Ngoài ra, việc sử dụng chất liệu gỗ gắn liền với kim loại mang lại cho ta giá trị về trang trí cao qua sự tương hỗ một cách hợp lý của hai vật liệu này..
Qua bài viết này, Zhome mong sẽ giúp bạn hiểu hơn phần nào về trường phái kiến trúc Công nghiệp. Chúc bạn tìm được những ý tưởng mới mẻ cho không gian sống của mình.
*** Tham khảo thêm: