Tiếp nối các trường phái thiết kế kiến trúc mà Zhome đã giới thiệu cùng bạn, chúng tôi tiếp tục gửi đến bạn một trường phái thiết kế kiến trúc khác đó là thiết kế kiến trúc theo trường phái Đông Dương, một trong những trường phái kiến trúc được áp dụng khá nhiều hiện nay.
Contents
- 1 Trường phái kiến trúc Đông Dương là gì?
- 2 Những đặc điểm cơ bản của phong cách thiết kế Đông Dương
- 3 Thiết kế các phòng theo phong cách kiến trúc Đông Dương
Trường phái kiến trúc Đông Dương là gì?
Kiến trúc Đông Dương là trường phái có sự hòa hợp của các nền văn hóa khác nhau, là sự kế thừa những nét kiến trúc truyền thống và phát huy những đặc điểm kiến trúc đương đại. Trong những nền văn hóa được thể hiện ở trường phái kiến trúc Đông Dương, dấu ấn của trường phái Nhật Bản và Trung Hoa trở nên rõ nét nhất.
*** Bạn có thể tìm hiểu thêm: 8 trường phái kiến trúc phổ biến nhất hiện nay
Những đặc điểm cơ bản của phong cách thiết kế Đông Dương
Để thể hiện rõ nét phong cách kiến trúc Đông Dương cho không gian nhà ở của mình, bạn có thể tham khảo và áp dụng một số đặc điểm cơ bản của phong cách này như sau đây
Nội thất đơn giản mà tinh tế
Nội thất được áp dụng trong trường phái kiến trúc Đông Dương vừa đơn giản, tinh tế, vừa dễ tìm cho gia chủ. Dù vậy, chúng vẫn cho thấy sự sang trọng qua một số đường nét và màu sắc đơn giản của mình. Nội thất vẫn hướng đến phục vụ nhu cầu chủ nhà, tạo ra công năng sử dụng tiện lợi và thoải mái nhất cho người sinh sống.
Bên cạnh đặc điểm đơn giản mà tinh tế, đồ nội thất cũng cần được sắp xếp và bố trí trong không gian một cách khoa học. Các đồ nội thất cần được bố trí hợp lý với đặc điểm đối xứng và ngăn nắp. Đặc biệt với không gian nhỏ, sự ngăn nắp lại càng quan trọng để tiết kiệm không gian.
Một đặc điểm khác rất được quan tâm là nội thất bàn trà thấp. Với văn hóa dùng trà rất được coi trọng của người Đông Dương, một chiếc bàn trà thấp được sử dụng cho không gian Đông Dương là rất hợp lý. Với mẫu nội thất bàn trà, các nét văn hóa của trà đạo phương đông sẽ dễ dàng được thể hiện, giúp tạo điểm nhấn tao nhã, thanh bình trong cuộc sống.
Các bức tranh thủy mặc cũng là một đặc điểm được sử dụng khá phổ biến trong trường phái kiến trúc Đông Dương. Việc sử dụng những bức tranh này trong phòng ngủ, phòng khách hay trên những mảng tường trống sẽ giúp tính chất Đông Dương của ngôi nhà thêm phần đặc trưng.
Bạn cũng có thể trang điểm cho ngôi nhà mình với những món đồ trang trí thủ công đặc sắc. Nó sẽ giúp cho không gian bớt đơn điệu và thêm phần độc đáo, sáng tạo.
Đặc điểm về màu sắc
Màu sắc chủ đạo trong phong cách Đông Dương thường giống với màu sắc chủ đạo của trường phái kiến trúc Trung Hoa và Nhật Bản. Với phong cách kiến trúc Trung Hoa, các màu sắc được lựa chọn sẽ là màu đậm và bắt mắt. Ngược lại, các màu sắc trung tính, đơn giản chính là kiểu màu sắc của người Nhật ưa thích.
Việc phối hợp màu sắc của hai nền văn hóa này được kết hợp bằng cách sử dụng các màu trung tính, đơn giản, kết hợp với nội thất đầy màu sắc để làm điểm nhấn cho không gian.
Vật liệu sử dụng
Những món đồ nội thất và đồ trang trí thường được làm bằng những vật liệu tự nhiên như vật liệu gỗ, cói mây tre nứa, gạch bông, ngói,… giúp tạo nên không gian đậm nét thiên nhiên. Đặc biệt với những căn nhà phố, biệt thự, những không gian nhà ở trong thành thị nếu có thêm những yếu tố thiên nhiên hòa hợp thì lại càng tuyệt vời.
Vật liệu gỗ trong phòng cách Đông Dương
Nhắc đến phong cách Đông Dương là không thể bỏ qua chất liệu gỗ tự nhiên. Gỗ được sử dụng cho các khung kết cấu và console của mái nhà, khung trần nhà, hệ cửa, nội thất, chạm khắc phù điêu, đồ dùng trang trí, tượng tròn,… Chất liệu này làm nổi bật lên vẻ đẹp tự nhiên và tao nhã. Bên cạnh đó, những đặc tính ưu việt như độ bền cao, chịu nhiệt, chịu lực tốt giúp cho chất liệu gỗ tự nhiên càng được ưa chuộng trong những ngôi nhà Việt theo phong cách Đông Dương.
Vật liệu cói, mây, tre, nứa trong phòng cách Đông Dương
Bên cạnh sử dụng phổ biến các vật liệu gỗ thì cói, mây, tre, nứa cũng là vật liệu được sử dụng nhiều trong những ngôi nhà theo phong cách Đông Dương. Bên cạnh sự độc đáo, chúng còn giúp không gian thêm gần gũi với thiên nhiên. Đây cũng là những vật liệu có độ bền cao và thời gian sử dụng lâu dài. Chất liệu cói, mây, tre, nứa trong phong cách Đông Dương thường được làm một cách thủ công để tạo nên những sản phẩm nội thất như bình phong, ghế tựa, sofa, mành và cả giỏ đựng đồ.
Sử dụng gạch bông trong phòng cách Đông Dương
Gạch bông là chất liệu được sử dụng xuyên suốt trong những ngôi nhà mang phong cách Đông Dương. Với những viên gạch bông lát sàn sẽ tạo thêm sự sang trọng và tinh tế cho không gian.
Sử dụng ngói cho mái nhà
Mái ngói là một nét độc đáo của văn hóa phương Đông nói chung và văn hóa Việt nói riêng. Chúng là những giá trị truyền thống đặc trưng và sẽ rất hữu ích để làm tôn lên vẻ đẹp của một ngôi nhà theo phong cách kiến trúc Đông Dương. Cùng với những giá trị truyền thống, chúng còn có đặc tính chống rêu và ẩm mốc vô cùng tốt. Cùng với những mái ngói đỏ truyền thống, các gia chủ có thể lựa chọn những màu sắc khác theo sở thích và thẩm mỹ riêng để phù hợp với ngôi nhà.
Điểm nhấn họa tiết trang trí:
Họa tiết trang trí cũng là một yếu tố khá quan trọng, giúp cho các không gian kiến trúc theo phong cách Đông Dương thêm phần nổi bật.
Họa tiết kỷ hà
Họa tiết kỷ hà có ba dạng là họa tiết mắc lưới, vòng tròn và hồi văn. Khi trang trí đồ nội thất và không gian theo phong cách Đông Dương, họa tiết kỷ hà rất hay được sử dụng nhằm tạo thêm sự hoài cổ và nét đẹp riêng cho ngôi nhà.
Họa tiết chữ nhật
Việc áp dụng các họa tiết chữ nhật có các chi tiết Hán tự: Phúc, Lộc, Thọ, Hỷ giúp tô đậm thêm phong cách Indochine – Đông Dương. Qua đây, ta cũng dễ dàng nhận thấy, văn hóa Trung Hoa chính là một phần quan trọng tạo nên vẻ đẹp cho phong cách kiến trúc Đông Dương. Các họa tiết này có thể sắp xếp một cách trật tự hoặc tự do tùy theo thiết kế không gian.
Họa tiết tĩnh vật
Họa tiết tĩnh vật được sử dụng trong phong cách Đông Dương có thể kể đến là trái châu và bát cửu. Họa tiết trái châu thường dễ bắt gặp trên nóc chùa với họa tiết trái châu và con rồng ở góc mái. Với bộ bát cửu sẽ gồm có quả bầu, gươm, quạt, quyển sách, bút, đàn, phất trần, cây sao,…
Họa tiết lá quả
Tứ quý Tùng, Cúc Trúc, Mai là biểu hiện của 4 mùa cũng được sử dụng khá nhiều trong phong cách Đông Dương.
Họa tiết linh vật
Người Việt Nam khi sử dụng các họa tiết linh vật thường chọn những linh vật mang đến sự may mắn. Các linh vật này thường kết hợp với những họa tiết khác như kỷ hà, hình chữ nhật, hồi văn. Trong phong cách Đông Dương bên cạnh tứ linh được sử dụng nhiều như Long, Lân, Quy, Phụng thì còn có cọp, sư tử, dơi, cá,…
Phụ kiện trang trí:
Sử dụng tranh sơn dầu trang trí
Tranh sơn dầu trang trí là phụ kiện trang trí thường có giá trị cao và mang lại sự hài hòa giữa phương Đông và phương Tây. Đặc điểm của tranh sơn dầu là vừa trong, vừa sâu với màu sắc được bão hòa. Nhờ đó mà tranh sơn dầu rất được ưa chuộng với phong cách Đông Dương.
Bố trí quạt trần
Cùng với những nội thất phòng khách đậm chất Đông Dương, việc bố trí thêm quạt trần vừa có tác dụng làm mát, vừa giúp ích cho việc trang trí. Bạn nên sử dụng những chiếc quạt trần mang lại vẻ mộc mạc nhằm tạo thêm sự gần gũi và độc đáo.
Con tiện
Phòng khách sẽ thêm nổi bật với kiến trúc Đông Tây kết hợp. Việc sử dụng phụ kiện con tiện để tăng thêm sự trang trọng cho cả căn phòng.
Trang trí với phù điêu và tượng tròn
Ngôi nhà theo phong cách Đông Dương sẽ càng trở nên sang trọng khi sử dụng phù điêu, tượng tròn. Các phụ kiện này được trang trí thêm bên ngoài giúp tạo thêm điểm nhấn cho không gian.
Đặc điểm của không gian
Những khoảng không gian thiết kế thường có sự mộc mạc và ấm áp. Bên cạnh đó, trường phái Đông Dương còn chú trọng đến sự thông thoáng cho không gian nhờ các khoảng trống. Các đồ dùng có thể được bổ sung như chậu cây, bình gốm, tranh ảnh,… nhằm giúp không gian thêm phần gắn kết.
Đặc điểm của ánh sáng
Cũng giống như nhiều trường phái kiến trúc khác, ánh sáng tự nhiên rất quan trọng trong kiến trúc Đông Dương. Một không gian với ánh sáng hài hòa qua việc bố trí cửa hợp lý chính là đặc điểm mà trường phái Đông Dương cần có..
Đặc điểm về phong thủy
Người phương Đông hay người châu Á rất coi trọng phong thủy. Vì vậy mà đặc điểm phong thủy là yếu tố không thể thiếu khi xây dựng kiến trúc theo trường phái Đông Dương.
Theo đó các yếu tố phong thủy và bản mệnh của gia chủ cần được nghiên cứu rất kỹ càng để lựa chọn màu sắc, các hướng, các đồ dùng…cho phù hợp. Nhờ đó giúp gia chủ bình an, sống hạnh phúc và nhiều tài lộc.
Thiết kế các phòng theo phong cách kiến trúc Đông Dương
Để cụ thể các đặc điểm của phong cách Đông Dương trong thiết kế không gian, chúng tôi xin giới thiệu và gợi ý để bạn tham khảo cách thiết kế và áp dụng phong cách này cho các phòng sao cho phù hợp.
Thiết kế phòng khách theo phong cách kiến trúc Đông Dương
Những màu sắc nhẹ nhàng trầm ấm là những yếu tố thường được áp dụng với phòng khách theo phong cách Đông Dương. Với những màu sắc như thế này, người sử dụng sẽ có thêm cảm giác gần gũi, ấm áp và an bình. Đối với nội thất, bạn có thể sử dụng những màu sắc có phần sặc sỡ hoặc làm nổi bật không gian như màu nâu, đỏ, đen… Dưới đây là một số gợi ý bạn có thể tham khảo.
Phòng ngủ theo phong cách Đông Dương
Với phòng ngủ, sự đơn giản mà tiện nghi là đặc điểm bạn cần chú ý. Các đồ nội thất cần có cơ bản gồm giường ngủ, các loại tủ đồ cần thiết, ghế sofa thư giãn…Các loại gỗ tự nhiên cũng thường được sử dụng khá độc đáo làm nên sự khác biệt với các trường phái kiến trúc khác. Với màu sắc, sự kết hợp khéo léo giữa hai tông màu sáng tối một cách hài hòa sẽ mang đến một không gian đầy sang trọng.
Một số hình ảnh phòng ngủ theo trường phái kiến trúc Đông Dương để bạn tham khảo:
Phòng bếp theo kiến trúc Đông Dương
Những vật liệu gỗ tự nhiên với không gian nâu tối mang đến cho gian bếp thêm phần sang trọng và đẳng cấp. Mặc dù thiết kế phòng bếp đơn giản, mộc mạc nhưng lại cho người xem cảm giác thu hút. Ngoài ra, phòng bếp theo trường phái Đông Dương cho người ta cảm giác gần gũi, ấm áp của những bữa ăn gia đình.
Một số hình ảnh phòng bếp theo kiến trúc Đông Dương để bạn tham khảo:
Trên đây, Zhome đã giới thiệu qua cùng bạn những đặc điểm cơ bản của kiến trúc Đông Dương. Hy vọng bạn thích và áp dụng trường phái này vào không gian nhà ở của mình một cách hiệu quả nhất.
*** Chủ đề liên quan:
- Không gian nhà ở theo trường phái Japanese – Nhật Bản
- Thiết kế nhà ở theo trường phái Chinese – Trung Hoa