10 Kinh nghiệm cải tạo nhà cũ tiết kiệm chi phí đáng kể mới nhất 2024

Khám phá ngay 10 kinh nghiệm cải tạo nhà cũ không chỉ tiết kiệm chi phí mà còn mang lại hiệu quả lâu dài. Cùng ZHome tìm hiểu bài viết dưới đây nhé!

Lợi ích của việc cải tạo nhà cũ

Nguồn: Internet

Theo thời gian, các ngôi nhà dần xuống cấp gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày và tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Thay vì việc đập đi xây lại, nhiều người chọn lựa phương án chính là cải tạo nhà cũ để thay mới không gian sinh hoạt. Đặc biệt, việc cải tạo sẽ mang lại nhiều lợi ích như:

  • Tiết kiệm về tiền bạc: Khi cải tạo nhà cũ, bạn có thể tận dụng được kiến trúc nền móng dầm, trụ, tường, sàn nhà… việc này giúp gia chủ tiết kiệm được một khoảng chi phí khá lớn về nguyên vật liệu.
  • Tiết kiệm được thời gian: Việc cải tạo nhà cũ sẽ tiết kiệm được thời gian xin giấy phép cải tạo, thời gian thi công nhưng vẫn mang đến không gian sống hoàn hảo.
  • Cải thiện chức năng sử dụng: Khi cải tạo nhà cũ sẽ giúp cải thiện các chức năng sử dụng như tăng diện tích phòng, cách bố trí không gian, giúp bạn sử dụng không gian một cách thông minh và tiện nghi hơn.

>>> Bạn có thể xem thêm các Hướng dẫn ước lượng chi phí xây nhà chính xác nhất từ ZHOME:

10 Kinh nghiệm giúp cải tạo nhà cũ tiết kiệm chi phí đáng kể

Nếu bạn đang có ý định cải tạo ngôi nhà cho gia đình mình thì hãy cùng ZHome tổng hợp 10 kinh nghiệm cải tạo nhà cũ tiết kiệm chi phí đáng kể ở phần bài viết sau đây:

Xác định mục tiêu cải tạo

Trước khi bắt đầu cải tạo hoặc sửa chữa nhà, việc xác định mục tiêu là bước quan trọng nhất. Mục tiêu của bạn có thể là tạo ra không gian sống thoải mái hơn, tăng giá trị cho ngôi nhà, cải thiện tính thẩm mỹ hoặc đơn giản là nhu cầu cải tạo để phù hợp với nhu cầu sử dụng hiện tại.

Khi đề ra mục tiêu, bạn cũng cần xem xét kỹ về phạm vi của dự án. Điều này có thể bao gồm các công việc sửa chữa cơ bản như sơn tường, thay đổi sàn nhà, sửa lại phòng tắm, hay cải tạo toàn bộ không gian sống. Xác định rõ phạm vi sẽ giúp bạn lập kế hoạch và quản lý ngân sách một cách hiệu quả hơn.

Khảo sát hiện trạng ngôi nhà

Khi tiến hành cải tạo sửa chữa nhà, việc kiểm tra kết cấu hiện trạng của ngôi nhà là rất quan trọng để đảm bảo an toàn và xác định các thay đổi cần thiết. Quá trình này giúp bạn hiểu rõ về tình trạng kỹ thuật, cấu trúc, và thiết kế của ngôi nhà, từ đó xác định được phạm vi cụ thể của dự án cải tạo.

Trong quá trình kiểm tra, cần xem xét các vấn đề kỹ thuật như hệ thống điện, hệ thống cấp nước, hệ thống thoát nước. Điều này là cực kỳ quan trọng để đảm bảo an toàn và tiện ích cho ngôi nhà sau khi hoàn thành dự án cải tạo.

Bên cạnh đó, việc kiểm tra cũng đòi hỏi việc đánh giá cấu trúc và vật liệu xây dựng. Qua đó, bạn có thể xác định xem có cần phải sửa chữa, hoặc cải tạo lại các phần cấu trúc nhà cửa hay không.

Xin cấp giấy phép xây dựng, cải tạo nhà cũ

Nguồn: Internet

Trước khi tiến hành cải tạo cần xin được giấy phép cải tạo và xây dựng nhà ở vì đây là giấy tờ bắt buộc nhằm đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ trong quá trình thi công.

Trong quá trình thi công, việc này sẽ khiến ảnh hưởng đến kiến trúc tổng quan hoặc gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường do các nguyên vật liệu gây ra. Việc xin giấy phép sẽ giúp đảm bảo đơn vị thi công không vi phạm những điều trên. Ngoài ra, việc cấp giấy phép này còn giúp tạo điều kiện cho quá trình thi công diễn ra thuận lợi, nhanh chóng.

Sử dụng vật liệu xây dựng phù hợp và tiết kiệm

Một trong những cách hiệu quả nhất để tiết kiệm chi phí khi cải tạo nhà là chọn lựa vật liệu xây dựng phù hợp. Tuỳ thuộc vào điều kiện tài chính, bạn có thể chọn lựa các loại vật liệu phù hợp với ngân sách của mình. Ngày nay, thị trường vật liệu xây dựng và trang trí nội thất mang đến sự đa dạng, và không nhất thiết phải sử dụng gỗ tự nhiên 100%. Thay vào đó, bạn có thể lựa chọn các tùy chọn như gỗ công nghiệp hoặc nhựa công nghiệp cho nội thất gia đình. Cũng có thể thay thế sơn tường bằng giấy dán tường với nhiều họa tiết khác nhau để tạo điểm nhấn cho không gian sống của bạn.

Lựa chọn phong cách thiết kế phù hợp

Phong cách thiết kế sẽ ảnh hưởng đến thẩm mỹ tổng thể của ngôi nhà, cũng như quyết định về việc chọn màu sắc, vật liệu, và đồ nội thất. Để lựa chọn được phong cách thiết kế phù hợp, bạn nên tiến hành khảo sát kỹ lưỡng về hiện trạng của ngôi nhà, nắm rõ loại hình kiến trúc, diện tích, và ưu nhược điểm của từng khu vực.

Tiếp theo, cần phải xác định nhu cầu và sở thích cá nhân của các thành viên trong gia đình. Từ đó, bạn có thể lựa chọn một phong cách thiết kế phù hợp, đáp ứng cả hai tiêu chí trên, và đảm bảo sự thống nhất và hài hòa giữa các không gian, cũng như giữa thiết kế ngoại thất và nội thất, tránh sự rời rạc và không đồng nhất sau khi hoàn thành dự án.

Tối ưu hóa công năng sử dụng diện tích

Việc này không chỉ đánh giá độ thẩm mỹ, kiến trúc… mà còn đảm bảo về mặt chức năng cho ngôi nhà. Đối với ngôi nhà có kiến trúc cũ, việc sắp xếp hay bố trí thường bất hợp lý gây lãng phí.

Do đó, khi tiến hành cải tạo cần sắp xếp lại vị trí, chức năng các phòng một cách hài hòa, hiệu quả. Điều này giúp mở rộng diện tích sử dụng mà vẫn đáp ứng được tối đa nhu cầu sử dụng giúp gắn bó thêm tình cảm của các thành viên trong gia đình. Đồng thời, việc này sẽ giúp tạo nên không gian riêng tư, kín đáo tách khỏi các không gian chung của căn nhà.

Tận dụng đồ vật cũ có sẵn khi cải tạo lại căn nhà

Việc tận dụng lại đồ vật cũ giúp tiết kiệm chi phí mà không cần sửa chữa do cải tạo thêm. Tận dụng đồ nội thất tốt là một lựa chọn hoàn hảo vừa giúp gia chủ tiết kiệm chi phí cải tạo sửa chữa nhà vừa góp phần bảo vệ môi trường. Đối với đồ nội thất còn mới và vẫn sử dụng tốt, gia chủ có thể sơn lại hoặc dán giấy decal, nhưng vẫn cần phù hợp với phong cách thiết kế căn nhà. Tuy nhiên, nếu tận dụng cần đảm bảo về độ an toàn và tuổi thọ của đồ vật trong quá trình sử dụng.

Ngoài ra, với các hạng mục đồ nội thất có thể tận dụng trong không gian chung. Ngoài ra, khi tiến hành chọn lựa đồ nội thất mới cần đảm bảo về công năng sử dụng, kiểu dáng… nhằm phù hợp với không gian và diện tích ngôi nhà,

Tận dụng ánh sáng tự nhiên

Nguồn: Internet

Tận dụng ánh sáng tự nhiên là một cách hiệu quả để tạo ra không gian sống sáng sủa, thoải mái và tiết kiệm năng lượng trong ngôi nhà của bạn. Có nhiều cách để đưa ánh sáng tự nhiên vào ngôi nhà của bạn ví dụ như xây giếng trời, tạo cửa sổ hoặc cửa kính. Loại bỏ các vật cản ánh sáng như cửa cản, rèm cửa dày hoặc đồ đạc cản trở lưu thông ánh sáng trong nhà. Bạn có thể bổ sung cây cỏ và cây cảnh trong nhà để tạo không gian xanh và phân tán ánh sáng tự nhiên vào không gian sống.

Tận dụng ánh sáng tự nhiên không chỉ tạo ra một môi trường sống tốt cho sức khỏe mà còn giúp tiết kiệm năng lượng và làm cho không gian nhà của bạn trở nên sáng sủa và hấp dẫn hơn.

Lựa chọn đơn vị cải tạo nhà uy tín

Hiện nay, có rất nhiều đơn vị nhà thầu cung cấp giải pháp cải tạo nhà cũ. Tuy nhiên, việc lựa chọn đơn vị nhà thầu uy tín, chất lượng, phù hợp với nhu cầu và phong cách thiết kế của gia chủ là điều không hề dễ dàng, bạn cần cẩn trọng và tỉ mỉ trong việc tìm kiếm và lựa chọn thông tin.

Nếu như quý Anh/chị đang hoang mang, không biết lựa chọn nhà thầu nào sao cho hợp lý, hãy đến với ZHome. Tại đây, bạn sẽ được trải nghiệm một hành trình cải tạo nhà tận tâm – chuyên nghiệp – uy tín.

Kiểm tra định kì và bảo trì

Cuối cùng, sau khi dự án hoàn thành, hãy kiểm tra và hoàn thiện mọi chi tiết. Đảm bảo rằng tất cả các công việc được hoàn thành đầy đủ và chất lượng. Bên cạnh đó, lập kế hoạch bảo dưỡng định kỳ để bảo vệ và duy trì ngôi nhà sau khi hoàn thành.

Trên đây là 10 Kinh nghiệm cải tạo nhà cũ tiết kiệm chi phí đáng kể mới nhất 2022Zhome đã cung cấp đến khách hàng. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn chi tiết hơn.

>> Tham khảo  Cách quản lý chi phí xây nhà hiệu quả cho chủ nhà