Bếp và phòng ăn là khu vực quan trọng trong ngôi nhà cần được quan tâm và thiết kế cho khoa học. Để giúp bạn có được một gian bếp và khu vực ăn uống hợp lý nhất, hôm nay Zhome sẽ giới thiệu cho bạn những nguyên tắc cơ bản cần tuân thủ khi thiết kế bếp và phòng ăn.
Contents
- 1 Nguyên tắc thiết kế bếp và phòng ăn khoa học
- 1.1 Nguyên tắc thiết kế bếp và phòng ăn hợp phong thủy
- 1.1.1 Nguyên tắc về vị trí
- 1.1.2 Đặt bếp ở hướng thích hợp – Tránh ngược với hướng nhà
- 1.1.3 Tránh bố trí bếp ở nơi nhiều gió
- 1.1.4 Tránh đặt cửa bếp đối diện cửa phòng ngủ
- 1.1.5 Tránh đặt cửa bếp đối diện cửa phòng vệ sinh
- 1.1.6 Tránh các góc nhọn thẳng hướng nhà bếp
- 1.1.7 Thờ táo quân ngay bên bếp nấu ăn
- 1.1.8 Tránh đặt thùng gạo hướng đông hoặc quá cao
- 1.1.9 Đặt tủ lạnh hướng Bắc và Đông Nam
- 1.2 Quy tắc sắp xếp nội thất
- 1.3 Nguyên tắc về hình dáng hệ tủ bếp – Lựa chọn tủ bếp phù hợp với mặt bằng
- 1.4 Nguyên tắc sử dụng chất liệu nội thất bếp
- 1.5 Nguyên tắc về ánh sáng
- 1.6 Nguyên tắc thiết kế nhà bếp với không gian mở
- 1.7 Nguyên tắc về màu sắc
- 1.1 Nguyên tắc thiết kế bếp và phòng ăn hợp phong thủy
- 2 Một số phong cách thiết kế phòng bếp phổ biến hiện nay
Nguyên tắc thiết kế bếp và phòng ăn khoa học
Phòng bếp và phòng ăn là khu vực có liên quan với nhau. Do đó, chúng thường hợp nhất với nhau thành một khu vực chung để thuận tiện và tiết kiệm không gian hơn. Bạn cần tuân thủ một số nguyên tắc thiết kế phòng bếp và phòng ăn sau đây để có được một không gian khoa học và hợp phòng thủy nhất.
Nguyên tắc thiết kế bếp và phòng ăn hợp phong thủy
Nguyên tắc về vị trí
Vị trí đặt phòng bếp thường là những hướng xấu nhưng có cửa hướng về hướng tốt. Theo quan niệm phong thủy, nguồn khí dương từ lửa có thể trấn áp những luồng khí xấu
Các hướng theo thứ tự ưu tiên mà bạn có thể dùng để bố trí phòng bếp như hướng Nam, hướng Đông, hướng Đông Nam. Cần tránh các hướng đặt bếp còn lại như hướng Tây, Tây Bắc và Bắc.
Đặt bếp ở hướng thích hợp – Tránh ngược với hướng nhà
Điều này nghĩa là không đặt bếp quay lưng với cửa chính. Việc đặt bếp ngược với hướng nhà sẽ làm nhà bếp bị cô lập và có thể tạo nên những bất tiện cho sinh hoạt cũng như ngược với các quy tắc phong thủy trong thiết kế nhà bếp. Bạn nên đặt bếp thuận hướng cửa chính hoặc chọn một vị trí xấu với gia chủ để bố trí phòng bếp.
Tránh bố trí bếp ở nơi nhiều gió
Mặc dù bếp cần có sự thoáng đãng nhưng cần thiết phải tránh những khu vực nhiều gió. Theo đó, căn bếp cần được bố trí ở nơi tránh đối diện với cửa sổ hoặc gần cửa chính, những nơi mà gió có thể lùa thẳng vào. Gió có thể tác động đến ngọn lửa và gây ra nhiều bất tiện khi nấu ăn. Đây cũng là điểm không tốt trong phong thủy nên gia chủ cũng nên tranh điều này.
Tránh đặt cửa bếp đối diện cửa phòng ngủ
Với phòng ngủ cần có sự riêng tự và yên tĩnh trong khi phòng bếp là nơi có nhiều hoạt động nấu ăn và ăn uống cùng với sinh hoạt gia đình. Do đó, hướng cửa của 2 căn phòng này cần tránh đối diện nhau, vừa khoa học vừa phù hợp phong thủy. Việc bố trí phòng bếp đối diện phòng ngủ sẽ ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và giấc ngủ của các thành viên. Ngoài tiếng ồn, phòng bếp còn để lại cảm giác nóng, ngột ngạt và nhiều mùi hương khác nhau.
Trong điều kiện cho phép, tốt nhất bạn nên đặt phòng ngủ tránh xa phòng bếp. Đây là gợi ý quan trọng cần tuân theo để giúp nâng cao cuộc sống một cách khoa học hơn.
*** Xem thêm: Nguyên tắc thiết kế phòng ngủ trong nhà
Tránh đặt cửa bếp đối diện cửa phòng vệ sinh
Cửa nhà bếp và cửa nhà vệ sinh nên tránh đặt gần hay đối diện nhau. Nhà vệ sinh tượng trưng cho sự ô uế còn phòng bếp là nơi ăn uống. Do đó rất dễ hiểu khi ta không nên bố trí 2 phòng này nằm gần nhau. Những mùi từ nhà vệ sinh hoặc sự liên tưởng của bạn khi nhìn vào nhà vệ sinh có thể khiến bữa ăn của bạn không còn được ngon miệng nữa.
Tránh các góc nhọn thẳng hướng nhà bếp
Cũng giống như phòng ngủ mà Zhome đã đề cập trước đây, phòng bếp cũng là nơi kiêng kỵ với góc nhọn vì nhiều quan điểm cho rằng nó tượng trưng cho sát khí. Do đó việc góc nhọn chiếu thẳng vào nhà bếp được xem là điều không tốt và nên tránh. Đặc biệt khi phòng ăn trong nhà bếp còn là nơi tụ tập của gia đình.
Thờ táo quân ngay bên bếp nấu ăn
Ông Công ông Táo chắc hẳn ai cũng biết. Tục thờ ông Công ông Táo đã trở nên phổ biến ở người Việt. Những vị thần này sẽ giúp bảo hộ và giữ gìn, chăm lo cho căn bếp của bạn. Bạn nên sắp xếp khu vực thờ ngay phía trên bếp nấu ăn. Ngoài ra, cũng có thể sắp xếp ở góc nhà hướng Nam nếu không đủ chỗ.
Ngoài ra, bạn cũng nên lưu ý tránh đặt gương soi hoặc tủ kính đối diện với tượng thờ vì những vật dụng này có tính phản chiếu và không phù hợp với phong thủy.
Tránh đặt thùng gạo hướng đông hoặc quá cao
Các thùng gạo thường nên đặt kín đáo trong nhà bếp. Thay vì hướng Đông, bạn nên đặt nó ở hướng Tây Nam hay hướng Đông Bắc.
Để chống ẩm, bạn nên kê hũ gạo lên và đặt ở vị trí khô ráo. Tuy nhiên tránh để hũ gạo ở nơi cao và bất tiện trong việc sử dụng mỗi ngày.
Đặt tủ lạnh hướng Bắc và Đông Nam
Tủ lạnh là thiết bị thiết yếu mà gia đình nào hầu như cũng sở hữu. Vị trí thích hợp cho tủ lạnh thường là hướng Đông Nam, hướng Bắc. Đây là những hướng được xem là tốt cho phong thủy với tủ lạnh.
Quy tắc sắp xếp nội thất
Việc sắp xếp nội thất không những giúp không gian được sử dụng thuận tiện, khoa học mà còn mang lại tính thẩm mỹ cho gian bếp.
Các khu vực chính cần lưu ý sắp đặt đầy đủ trong không gian nhà bếp bao gồm khu vực lưu trữ như kho, tủ lạnh, khu vực nấu ăn, khu dọn rửa. Nội thất của những khu vực này thường được sắp đặt vị trí hình tam giác nhằm giúp cho việc sử dụng được thuận lợi.
Việc nấu nướng thường phải rửa nguyên liệu trướ, do đó, bồn rửa có thể đặt cạnh khu vực nấu ăn để thuận tiện cho người nội trợ và tiết kiệm thời gian di chuyển. Bạn cũng nên lưu ý là đặt bồn rửa gần chứ không đặt sát cạnh bếp nấu nhé.
Bạn cần lưu ý về khoảng cách giữa tủ lạnh với bếp, bếp với bồn rửa, tủ lạnh với bồn rửa không vượt quá 65cm. Ngoài ra, những tủ bếp quá cao, những tấm ngăn cách giữa các khu vực có thể gây ra sự bất tiện trong nấu ăn và chuẩn bị bữa ăn cho gia đình. Các khu vực bếp cần được nối liền và dễ dàng di chuyển với nhau, đảm bảo thuận tiện nhất cho gia chủ.
Việc di chuyển thuận tiện không những phụ thuộc vào kết nối giữa các khu vực chính trong gian bếp mà còn phụ thuộc vào lối đi mà bạn thiết kế. Lối đi tối thiểu thông thường nên là 105cm cho 1 người nấu nướng. Nhưng nếu việc sử dụng nhà bếp thường có 2 người tham gia nấu ăn thì nên để khoảng cách là 120cm tối thiểu.
Nguyên tắc về hình dáng hệ tủ bếp – Lựa chọn tủ bếp phù hợp với mặt bằng
Không gian nhà bếp khác nhau, kích thước và diện tích bếp khác nhau sẽ phù hợp với hệ tủ bếp khác nhau. Do đó tùy trường hợp cụ thể mà bạn có thể sắp xếp mẫu tủ bếp chữ I, chữ U hay chữ L,… Một số mặt bằng nhà bếp bạn có thể tham khảo dưới đây::
Cùng với các hệ tủ bếp trên, bạn cũng nên lưu ý để lựa chọn tủ bếp có kích thước phù hợp. Các kích thước và khoảng cách của tủ bếp cần theo những quy định cơ bản, tuy nhiên, các kích thước tham khảo dưới đây cũng cần tùy chỉnh cho phù hợp với thực tế, chiều cao của người nội trợ để điều chỉnh cho thích hợp.
Lựa chọn được kiểu bếp phù hợp sẽ giúp gia chủ tối ưu được diện tích của khu bếp.
Nguyên tắc sử dụng chất liệu nội thất bếp
Chất liệu nội thất kim loại là chất liệu phổ biến và thông dụng trong nhà bếp bởi tính thẩm mỹ và độ bền dài lâu, thể hiện một gian bếp hiện đại và sang trọng. Màu sắc nội thất bếp bạn có thể lựa chọn màu ấm như vàng, đồng đỏ, đồng thiếc, bạc, nó sẽ giúp gian bếp của bạn thêm ấm áp và sang trọng hơn. Chất liệu kim loại có thể áp dụng cho nhiều nội thất như vòi nước, các thiết bị nhà bếp, tủ lạnh, bồn rửa,…
Bên cạnh kim loại, gỗ chính là nội thất được ưa chuộng và dùng nhiều trong nhà bếp và khu vực ăn uống. Các chất liệu gỗ khác nhau được sử dụng nhiều cho tủ bếp, bàn ghế và chính là chất liệu không thể thay thế với những nội thất này. Với gỗ, bạn sẽ cảm giác nhà bếp thêm phần ấm áp và sang trọng hơn.
Nguyên tắc về ánh sáng
Anh sáng trong nhà bếp là yếu tố rất được đề cao mà bạn cần lưu ý. Do đó, bạn cần lưu ý về ánh sáng tự nhiên và ánh sáng đèn điện trong nhà bếp của mình. Cửa số không những giúp lấy sáng mà còn giúp không gian thoáng hơn cũng như giảm bớt mùi thức ăn và độ hầm nóng trong phòng bếp.
Nếu cửa sổ không tiện lắp đặt, bạn có thể dùng đến máy hút mùi cùng hệ thống đèn điện để làm giải pháp thay thế. Một gian bếp đủ ánh sáng sẽ giúp người nấu thuận tiện hơn khi thao tác và giúp khu vực ăn trở nên sáng sủa hơn khi ăn uống.
Nguyên tắc thiết kế nhà bếp với không gian mở
Thiết kế phòng bếp và phòng ăn với không gian mở là việc loại bỏ các vách tường ngăn cách với các khu vực chức năng khác như phòng khách hoặc không gian cảnh quan bên ngoài.
Với không gian mở, việc lựa chọn nội thất cần có sự phù hợp. Đặc biệt là khu vực bàn ăn có khả năng kết nối không gian chặt chẽ giữa bếp và phòng khách. Thay vì vách tường, bạn cũng có thể sử dụng kệ đa năng như là phần phân tách giữa phòng bếp và phòng khách.
Với thiết kế mở, không gian trong nhà sẽ trở nên gần gũi hơn, đồng thời giúp tiết kiệm không gian đáng kể. Do đó đây cũng là cách thiết kế được những ngôi nhà diện tích nhỏ ưa thích.
Nguyên tắc về màu sắc
Những màu trung tính và màu sáng là những gam màu chủ đạo rất phù hợp với phòng bếp. Theo thời gian, đây là những màu sắc không bị lỗi thời và thường được ưa chuộng trong nhiều trường phái thiết kế.
Nội thất nhà bếp cũng có thể sử dụng các màu trung tính như trắng, be, xanh. Những màu sắc nhẹ nhàng và cần phù hợp với màu sơn cũng như màu sắc của các đồ vật khác trong phòng..
Tùy vào sở thích, bạn có thể chỉ sử dụng một màu đồng nhất hoặc sử dụng một số màu sắc để làm điểm nhấn trên nền màu chủ đạo.
Một số phong cách thiết kế phòng bếp phổ biến hiện nay
Dưới đây, Zhome xin được giới thiệu cùng bạn một số thiết kế phòng bếp và phòng ăn trong các trường phái kiến trúc phổ biến được nhiều người ưa chuộng.
- Thiết kế phòng bếp theo phong cách Á Đông
- Thiết kế phòng bếp theo phong cách Tối giản
- Thiết kế phòng bếp theo phong cách Bắc Âu
- Thiết kế phòng bếp theo phong cách Tân Cổ Điển
*** Qua bài viết này, hy vọng bạn có thể hiểu và biết thêm về những nguyên tắc thiết kế phòng bếp để giúp gian bếp của mình trở nên khoa học, hợp phong thủy hơn. Chúc bạn có một gian bếp đẹp như mong muốn.
>>> Xem thêm: