Kinh nghiệm xin giấy phép xây dựng cho biệt thự

Kinh nghiệm xin giấy phép xây dựng cho biệt thự

Khi tiến hành xây dựng nhà biệt thự thì giấy phép dựng là điều mà nhiều người quan tâm. Vậy xin giấy phép xây dựng cho biệt thự có khó hay không? Quy trình và điều kiện cấp như thế nào ? Những lưu ý và Kinh nghiệm xin giấy phép xây dựng cho biệt thự ra sao? Cùng theo chúng ta theo dõi bài viết dưới đây nhé.

Kinh nghiệm xin giấy phép xây dựng cho biệt thự

Những điều cần biết khi xin giấy phép xây dựng cho biệt thự

Trước khi tìm tiến hành xin giấy phép thì chúng ta cần nắm rõ các thông tin cơ bản về công trình của mình. Từ đó sẽ nhận định đúng và hiểu những thông tin liên quan cần thiết cũng như điều kiện để được cấp giấy phép xây dựng.

Tại sao khi xây dựng phải có giấy phép xây dựng?

Có thể hiểu giấy phép xây dựng là căn cứ pháp lý chứng minh công trình đang được xây dựng là đúng với pháp luật và đảm bảo điều kiện thi công.Tránh bị kiện tụng trong quá trình xây dựng. Nhằm đảm bảo về quyền lợi và lợi ích của công dân và cộng đồng. 

Do đó công trình xây dựng phải có xây phép xây dựng của cơ quan nhà nước mới được phép tiến hành thi công. Tuy nhiên có một số trường hợp được miễn giấy phép xây dựng bạn có thể tra cứu khoản 2 điều 89 luật xây dựng 2020.

Công trình biệt thự thuộc loại công trình gì?

Công trình thì rất đa dạng nhưng cơ bản có thể chia làm 4 nhóm : Công trình dân dụng, công trình công nghiệp, công trình hạ tầng kỹ thuật và công trình giao thông. Trong đó công trình biệt thự được xếp vào công trình dân dụng. Cụ thể hơn, là công trình nhà ở nhỏ lẻ theo quy định của pháp luật. Vậy tại sao chúng ta cần biết điều này?. Bởi vì mỗi loại công trình sẽ có nơi tiếp nhận hồ sơ và giải quyết khác nhau. Đối với việc xin giấy phép xây công trình nhà ở nhỏ lẻ thì sẽ nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân( UBND) cấp huyện.

Điều kiện để được cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ tại đô thị ?

  • Thứ nhất là phải phù hợp với mục đích sử dụng theo quy định của pháp luật.
  • Thứ hai là phải đảm bảo tiêu chuẩn an toàn công trình lân cận, các công trình hạ tầng khác và bảo vệ môi trường.
  • Thứ ba là là phải đảm bảo được các tiêu chuẩn kỹ thuật, thiết kế theo luật xây dựng quy định.

Trường hợp nào xây dựng biệt thự không cần giấy phép xây dựng ?

  • Nếu biệt thự thuộc dự án đầu tư khu đô thị, đầu tư xây dựng nhà ở có quy hoạch 1/500 mà đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
  • Biệt thự được xây dựng ở khu vực nông thôn không có quy hoạch đô thị/xây dựng khu chức năng hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn được đã được phê duyệt.
  • Biệt thự xây dựng ở khu vực miền núi, hải đảo thuộc khu vực không có quy hoạch đô thị, xây dựng khu chức năng.

Quy trình xin giấy phép xây dựng cho biệt thự

Quy trình cấp phép xây dựng cho biệt bao gồm các nội dung sau:

  • Về chuẩn bị hồ sơ: Bao gồm giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất hợp pháp theo luật đất đai, các bản vẽ thiết kế, kỹ thuật và thi công theo luật xây dựng.Cuối cùng là đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng theo mẫu Để biết được cụ thể và chi tiết hơn bạn tra cứu điều 46 Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định về hồ sơ cấp phép xây dựng. 
  • Về cơ quan tiếp nhận và giải quyết:  Nộp hồ sơ đầy đủ theo yêu cầu về Ủy Ban Nhân Dân cấp huyện tại nơi xin được cấp giấy phép xây dựng.
  • Về thời gian: Sau khi tiếp nhận hồ sơ đầy đủ và kí biên nhận, trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành giải quyết và cấp phép. Trong trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì sẽ được hướng dẫn bổ sung.

Những lưu ý khi xin giấy phép xây dựng biệt thự

Như đã đề cập trong phần mở đầu về liệu việc xin giấy phép biệt thự có khó không?. Tất nhiên là khi làm các thủ tục hành chính cũng sẽ gặp phải một vài khó khăn. Đặc biệt là trong trường hợp mình mới đi xin cấp phép lần đầu, chưa có nhiều kinh nghiệm, không nắm rõ quy trình. Do đó dễ xảy ra những thiếu sót về hồ sơ dẫn đến việc tiêu tốn thời gian và công sức mà thôi. Dưới đây là một vài lưu ý khi đi xin giấy phép xây dựng. 

  • Khi có công trình biệt thự có công trình liền kề: Khi công trình xây dựng có công trình liền kề thì trong hồ sơ phải bổ sung bản cam kết an toàn cho công trình liền kề.
  • Khi thất lạc, hư hỏng giấy phép xây dựng: Giấy phép xây dựng là giấy tờ quan trọng trong quá trình xây dựng. Do đó nếu bị thất lạc, hư hỏng thì phải làm đơn xin được cấp lại. Tránh trường hợp bị phạt do xây dựng thi công công trình nhưng không có giấy phép xây dựng.
  • Thời hạn của giấy phép xây dựng và gia hạn giấy phép xây dựng: Thời hạn của giấy phép xây dựng là một năm. Tuy nhiên có thể gia hạn tối đa 2 lần. Sau thời gian trên mà công trình vẫn chưa thi công thì phải làm hồ sơ xin cấp lại.

*** Xem thêm:

Liên hệ Nhà thầu thi công xây dựng uy tín tại Thuận An:

Kiến trúc xây dựng ZHOME

Địa chỉ: 139/1 Mỹ Phước – Tân Vạn, P. Bình Chuẩn, Tp. Thuận An, Bình Dương

Hotline: 0916.002.290

Email: zhome.contact@gmail.com