Anh/Chị có thể xem video dưới đây để nắm thông tin đầy đủ về nguyên nhân và giải pháp xây nhà chống nóng trong 6 phút.
Contents
Có cần thiết xây nhà chống nóng không?
Tình trạng nắng nóng trong những năm gần đây luôn là một chủ đề được bàn tán nhiều khi nhiệt độ luôn lập kỉ lục mới qua các năm. Có thể thấy tình trạng nắng nóng đáng báo động thông qua nhiều báo cáo và dự báo.
Trước đó, Tổ chức khí tượng thế giới (WMO) xác nhận, năm 2023 là năm nóng nhất trong 174 năm qua, cao hơn khoảng 1,45 độ so với mức nhiệt độ trung bình nhiều năm thời kỳ tiền công nghiệp (giai đoạn 1850-1900). Tổng thư ký LHQ đã nêu rõ, hiện không còn là ấm lên toàn cầu mà thế giới đã chuyển sang kỷ nguyên nung nóng toàn cầu.
Tại Việt Nam, theo dự báo của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, hiện tượng El Nino có thể còn duy trì đến tháng 4/2024 với xác suất cao trên 90%. Từ tháng 5-7/2024 có dấu hiệu suy yếu với xác suất khoảng 60% chuyển sang pha trung tính, khoảng 50-60% khả năng chuyển sang La Nina vào cuối năm 2024.
Cụ thể hơn, nhiệt độ trung bình trên toàn quốc năm 2023 cao hơn 1,09 độ so với trung bình nhiều năm. Theo số liệu cho thấy trong năm từ tháng 3-5/2024, trên phạm vi toàn quốc nhiệt độ trung bình phổ biến cao hơn khoảng 0,5-1,5 độ so với trung bình nhiều năm.
Vậy có liên quan gì đến việc xây nhà?
Anh/Chị có thể tưởng tượng khi có việc đi ra ngoài trời nắng nóng, bản thân muốn đi nhanh để về nhà nhưng ở nhà cũng nóng không khác gì ngoài đường. Hoặc đơn giản hơn là thứ 7 hoặc chủ nhật muốn ở nhà để nghỉ ngơi thư giãn nhưng thời tiết nắng nóng làm bản thân mệt mỏi. Nếu gia đình có con nhỏ hoặc người lớn tuổi thì nhiệt độ nóng bức sẽ dễ khiến cho người thân mắc bệnh.
Do đó, xây nhà chống nóng sẽ là giải pháp tối ưu nhất giúp Anh/Chị có thể ‘’nhẹ nhàng’’ vượt qua khoảng thời gian nắng nóng.
Trong phạm vi bài viết này, ZHome sẽ chia sẻ nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng nắng nóng cho ngôi nhà từ đó đề xuất cho Anh/Chị một số giải pháp hiệu quả.
Nguyên nhân gây ra tình trạng nóng
Ngôi nhà là nơi chúng ta tìm thấy sự thoải mái, an toàn và bảo vệ khỏi các yếu tố thời tiết bên ngoài. Tuy nhiên, không phải lúc nào ngôi nhà cũng có thể cung cấp một môi trường lý tưởng, đặc biệt là trong thời điểm nắng nóng. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng nắng nóng cho ngôi nhà?
Nếu Anh/Chị tìm kiếm trên Google có thể thấy rất nhiều bài viết nói về nguyên nhân dẫn đến nắng nóng cho ngôi nhà như nhà hướng Tây, thông gió kém, cách nhiệt không tốt, sử dụng nhiều thiết bị tỏa nhiệt,…Thật ra, tổng hợp những nguyên nhân lại có thể chia thành hai nhóm nguyên nhân chính: khả năng hấp thụ nhiệt và giải pháp thoát nhiệt.
Khả năng hấp thụ nhiệt
Nguyên nhân thứ nhất là khả năng hấp thụ nhiệt. Thông thường, ngôi nhà ở hướng Tây – hướng mặt trời lặn sẽ có khả năng hấp thụ nhiệt cao khiến cho ngôi nhà trở nên nóng bức hơn so với các hướng nhà khác.
Ngoài ra, loại vật liệu xây dựng cũng ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ nhiệt. Các vật liệu có khả năng dẫn nhiệt tốt, như kim loại sẽ hấp thụ nhiệt nhanh hơn và truyền nhiệt vào bên trong ngôi nhà. Ngược lại, các vật liệu có khả năng cách nhiệt tốt, như gỗ hoặc các loại vật liệu cách nhiệt, sẽ hạn chế sự truyền nhiệt vào bên trong.
Ví dụ, nếu ngôi nhà có nhiều cửa sổ lớn bằng kính trong, ánh nắng mặt trời sẽ dễ dàng chiếu vào bên trong điều này sẽ làm tăng nhiệt độ bên trong ngôi nhà, khiến không gian trở nên oi bức và khó chịu.
Giải pháp thoát nhiệt
Bên cạnh vấn đề hấp thụ nhiệt, các giải pháp thoát nhiệt cũng là một yếu tố quan trọng quyết định đến nhiệt độ của ngôi nhà. Khi nhiệt độ bên trong ngôi nhà tăng lên, cần phải có cơ chế tản nhiệt hiệu quả để đưa nhiệt ra bên ngoài. Tuy nhiên, nếu ngôi nhà thiếu các biện pháp tản nhiệt thích hợp, nhiệt sẽ không thể thoát ra ngoài và tiếp tục tích tụ, khiến không gian trở nên càng nóng hơn.
Một ví dụ về tản nhiệt kém là khi ngôi nhà không có cửa sổ hoặc lỗ thông hơi thích hợp. Điều này ngăn cản dòng lưu thông không khí tự nhiên, khiến nhiệt không thể thoát ra bên ngoài. Ngoài ra, nếu nhà có nhiều thiết bị điện tiêu tốn nhiều điện năng, như máy điều hòa không khí, tủ lạnh hoặc các thiết bị gia dụng khác, chúng sẽ tạo ra nhiệt thừa bên trong, làm tăng thêm nhiệt độ.
Tóm lại, hai nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng nắng nóng trong ngôi nhà là khả năng hấp thụ nhiệt và giải pháp thoát nhiệt kém. Hiểu rõ các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ và tản nhiệt là rất quan trọng để có thể áp dụng các biện pháp xây nhà chống nóng hiệu quả nhằm cải thiện môi trường nhiệt độ, giúp mang lại sự thoải mái và tiết kiệm năng lượng cho gia chủ.
Lợi ích của xây nhà chống nóng
Theo số liệu thống kê, số ngày nắng nóng trung bình mỗi năm tại Việt Nam ngày càng tăng. Nhiệt độ cao kỷ lục liên tục được ghi nhận. Có thể nói, tình trạng nắng nóng gây ra nhiều tác động không chỉ đến môi trường sống mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Môi trường sống: Nóng bức, oi ả, khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ và sinh hoạt của con người.
- Sức khỏe: Gây ra các bệnh về tim mạch, hô hấp, mất nước, kiệt sức, đặc biệt nguy hiểm cho trẻ em, người già và người có bệnh nền.
- Năng lượng: Tăng cường sử dụng các thiết bị làm mát như quạt, điều hòa, dẫn đến lãng phí điện năng và gia tăng chi phí sinh hoạt.
Điều này càng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xây nhà chống nóng trong tình hình hiện nay. Có thể kể đến ba lợi ích như sau:
- Tiết kiệm năng lượng: Giảm nhu cầu sử dụng các thiết bị làm mát, tiết kiệm điện năng và chi phí sinh hoạt. Bằng cách sử dụng các vật liệu xây dựng và cách cách thiết kế phù hợp, chúng ta có thể giảm lượng năng lượng tiêu thụ để làm mát ngôi nhà. Điều này không chỉ giúp giảm hóa đơn tiền điện mà còn đóng góp vào việc giảm ô nhiễm môi trường.
- Tạo môi trường sống thoải mái: Mang đến không gian mát mẻ, dễ chịu, nâng cao chất lượng cuộc sống. Những ngôi nhà được xây dựng để chống nóng có thể giữ cho bên trong mát mẻ hơn trong điều kiện nhiệt độ cao. Điều này giúp chúng ta cảm thấy thoải mái và tăng cường hiệu suất làm việc và sinh hoạt hàng ngày.
- Bảo vệ sức khỏe: Giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, hô hấp, mất nước, kiệt sức. Bằng cách xây dựng nhà chống nóng, chúng ta có thể giảm thiểu tác động của nhiệt độ cao lên sức khỏe và giữ cho môi trường sống trong lành hơn.
Giải pháp xây nhà chống nóng
Các giải pháp xây nhà chống nóng đều sẽ tập trung giải quyết hai nguyên nhân chính dẫn đến nắng nóng là hấp thụ nhiệt và giải pháp thoát nhiệt cho ngôi nhà.
Lựa chọn hệ kết cấu nhà khi xây nhà
Đối với giải pháp xây nhà chống nóng, gia chủ nên tính đến các giải pháp từ lúc thiết kế sẽ mang lại hiệu quả chống nóng tốt nhất. Trong đó, lựa chọn hệ kết cấu khi xây nhà sẽ có ảnh hưởng đến nhiệt độ của ngôi nhà.
Trong xây dựng, hai hệ kết cấu được sử dụng phổ biến là hệ kết cấu thép và hệ kết cấu bê tông cốt thép. Đối với hệ kết cấu thép kết hợp với vách panel hoặc kính có nhược điểm lớn là khả năng hấp thụ nhiệt nhanh nhưng giải tỏa nhiệt lại chậm, khiến lượng nhiệt truyền vào nhà rất lớn gây tình trạng nắng nóng.
Do đó, để đạt hiệu quả xây nhà chống nóng tốt nhất, Anh/Chị nên sử dụng hệ kết cấu bê tông kết hợp tường xây bằng gạch, đất sét nung.
Tương tự phần mái nhà Anh/Chị cũng nên lựa chọn hệ mái đổ bê tông hoặc lợp ngói thì khả năng chống nóng sẽ tốt hơn nhiều lần so với hệ mái tole, tole giả ngói hoặc nhựa giả ngói.
Phương án thiết kế cho bức tường phía Tây
Tại sao chúng ta phải quan tâm tới bức tường ở phía Tây?
Vì rõ ràng theo quy luật tự nhiên ‘’mặt trời mọc hướng Đông, lặn hướng Tây’’, do đó, bức tường phía Tây của ngôi nhà sẽ là nơi đối diện với ánh nắng mặt trời trong nhiều giờ liền. Đặc biệt là từ 12h00 đến 16h00 là khoảng thời gian ánh nắng mặt trời gay gắt nhất.
Có thể thấy, hướng tây của ngôi nhà là hướng khởi nguồn cái nóng nực của toàn ngôi nhà. Nếu như bức tường phía tây của ngôi nhà được thiết kế cách nhiệt thì rõ ràng nguồn gây nóng của ngôi nhà sẽ bị chặn lại ngay tại đây. Và phần còn lại của ngôi nhà sẽ không bị ảnh hưởng bởi cái nóng.
Ngược lại nếu bức tường phía tây không được tính toán vấn đề cách nhiệt thì rõ ràng đây sẽ là nơi cái nóng phát sinh, lan ra và gây ra cái nóng cho toàn bộ ngôi nhà.
Một số lưu ý Anh/Chị có thể tham khảo khi thiết kế bức tường phía Tây:
+ Đầu tiên đó là cần xây tường đôi hoặc là tường dày 200mm. Anh/Chị cũng có thể chèn thêm 1 lớp cách nhiệt vào tường 200mm khi xây dựng. Đây là cách phổ biến được áp dụng khi xây dựng các quán karaoke ngoài mục tiêu là để cách âm thì khả năng cách nhiệt cũng tăng lên đáng kể.
+ Hạn chế bố trí cửa sổ ở hướng Tây của ngôi nhà vì cửa sổ sẽ làm tăng khả năng hấp thụ nhiệt của ngôi nhà khiến nhà bị nóng.
+ Nếu chi phí xây dựng nhà ở vẫn còn, Anh/Chị có thể ốp gạch hoặc đá cho bức tường phía Tây. Vì khả năng cách nhiệt của vật liệu này rất tốt.
+ Hoặc với mức chi phí hạn chế, Anh/Chị có thể dung loại sơn tốt để tăng tính cách nhiệt cho bức tường này. Và lưu ý về việc lựa chọn màu sắc, Anh/Chị nên chọn tông màu sáng để tăng khả năng phản xạ nhiệt cho bức tường.
Một số giải pháp khác
Nếu Anh/Chị có tính toán về các giải pháp xây nhà chống nóng từ khâu thiết kế thì đó là trường hợp lý tưởng vì sẽ mang đến hiệu quả tốt và phù hợp nhất với ngôi nhà. Trong trường hợp nhà đã xây rồi vậy có những giải pháp nào hiệu quả để giảm bớt tình trạng nắng nóng?
Trường hợp Anh/Chị không phải là người tham gia xây dựng từ đầu mà là người sử dụng, hoặc người mua lại một căn nhà ở hướng tây thì ZHome xin chia sẻ với anh chị một số giải pháp giúp giảm thiểu cái nóng như sau:
- Trồng cây cao và có bóng mát ở hướng chính tây của ngôi nhà. Nếu không thể trồng được cây lớn thì các thể làm các giàn dây leo. Một số quán café đã áp dụng điều này khá là tốt. Họ trồng giàn cây sử quân tử kết hợp với hệ thống tưới phun sương cho giàn giàn cây. Và thực tế khi đi các quán này vào buổi trưa thì khá là mát mẻ.
- Lắp đặt các hệ lam chắn nắng ở hướng tây. Hệ lam có thể làm bằng gỗ, bằng nhôm, bằng sắt hay thậm chí là bằng bê tông. Hệ lam cũng có thể đóng mở khi cần thay đổi.
- Thiết kế hệ thống thông gió cho ngôi nhà khi đó thì các luồng không khí trong ngôi nhà luôn được luân chuyển và khiến cho ngôi nhà được mát mẻ hơn.
Các câu hỏi thường gặp về xây nhà chống nóng
Về vấn đề xây nhà chống nóng, có một số câu hỏi Khách hàng thắc mắc, do đó, ZHome tổng hợp và trả lời ngắn gọn các câu hỏi về tránh nóng dưới đây.
Loại vật liệu nào tốt nhất để xây nhà chống nóng?
Không có loại vật liệu nào “tốt nhất” cho tất cả các trường hợp. Việc lựa chọn vật liệu phụ thuộc vào nhiều yếu tố như khí hậu địa phương, ngân sách, và sở thích cá nhân. Tuy nhiên, một số vật liệu thường được sử dụng để chống nóng bao gồm: bông thủy tinh, tôn lạnh, xốp PU cách nhiệt, thạch cao tấm, tôn cách nhiệt, tôn chống nóng, xốp chống nóng, sơn chống nóng,…
Cần lưu ý gì khi thiết kế xây nhà chống nóng?
Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành, ZHome chia sẻ đến Anh/Chị một số lưu ý khi thiết kế nhà chống nóng bao gồm:
- Hướng nhà: Nên thiết kế nhà theo hướng Đông Nam để đón gió mát và tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp vào buổi chiều.
- Hệ thống mái che: Nên sử dụng mái che, pergola để che chắn ánh nắng mặt trời cho khu vực sân vườn, hiên nhà.
- Hệ thống thông gió: Nên thiết kế hệ thống thông gió tự nhiên hoặc sử dụng quạt thông gió để tạo luồng khí lưu thông trong nhà.
- Cây xanh: Nên trồng nhiều cây xanh xung quanh nhà để tạo bóng râm và hấp thụ nhiệt.
Có biện pháp nào chống nóng cho nhà đã xây dựng?
Có một số biện pháp tránh nóng cho nhà đã xây dựng như:
- Thiết kế hệ thống thông gió cho ngôi nhà: đây là phương án hiệu quả khi không khí trong nhà được lưu thông sẽ giảm được tình trạng nắng nóng.
- Sử dụng hệ lam chắn nắng, mái che, rèm cửa: Sử dụng mái che, rèm cửa để che chắn ánh nắng mặt trời trực tiếp chiếu vào nhà.
- Trồng cây xanh: Trồng nhiều cây xanh xung quanh nhà để tạo bóng râm và hấp thụ nhiệt.
Xây nhà là một việc quan trọng và tốn nhiều thời gian công sức, do đó, việc chuẩn bị trước luôn mang lại hiệu quả cả về măt chi phí và thời gian. Cũng tương tự như tránh nóng, việc chuẩn bị trước những biện pháp xây nhà chống nóng phù hợp luôn mang lại hiệu quả tốt nhất. Tuy nhiên, Anh/Chị cũng có thể tham khảo một số phương án mà ZHome đã gợi ý bên trên như trồng cây có bóng mát, giàn dây leo kết hợp hệ thống phun sương, lắp đặt hệ lam chắn nắng, thiết kế thông gió.
Trên đây là những chia sẻ của ZHome về chủ đề xây nhà chống nóng, nếu Anh/Chị có bất kỳ vướng mắc nào thì đừng ngần ngại liên hệ với ZHome qua số Hotline: 0916 002 290 hoặc Email: zhome.contact@gmail.com. Anh/Chị cũng có thể để lại thông tin trong form dưới đây để nhân viên ZHome liên hệ để tư vấn hoàn toàn miễn phí.
Chỉ cần để lại thông tin, đội ngũ Zhome sẽ liên hệ quý anh chị và tư vấn sớm nhất